Bạn đang thực hiện giai đoạn chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp an toàn, hay cụ thể hơn là áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ vào chuỗi sản xuất cho nông trại của mình, sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học sẽ luôn được nhắc đến, tác dụng của phân bón hữu cơ như:
- Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, bổ sung mùn, bảo vệ cấu trúc đất.
- Phân bón hữu cơ đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Phân bón hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản, hạn chế sâu bệnh hại,…
Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của phân bón hữu cơ, các loại phân bón hữu cơ phổ biến hiện nay được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân bón hữu cơ là loại phân bón chứa rất nhiều hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là từ chất hữu cơ được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phân bón hữu cơ thường được ủ từ các loại phân chuồng (phân động vật), than bùn, các loại phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp (tro, lá, cành,…) hoặc từ chất thải gia súc, gia cầm, các chất hữu cơ từ rác thải sinh hoạt.
Khác với phân bón hóa học thông thường, tác dụng của phân bón hữu cơ ảnh hưởng rất nhiều đến việc cải tạo đất, hạn chế chống xói mòn, trong phân chứa nhiều chất hữu cơ nên có lợi rất nhiều cho cây trồng từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
>> Xem thêm : Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ trọn gói bao nhiêu ?
Phân bón hữu cơ gồm những loại nào?
Phân bón hữu cơ gồm có 2 loại phân chính. Để giúp bạn dễ hiểu hơn về phân bón hữu cơ và biết cách phân loại phân bón hữu cơ, chúng ta sẽ dựa vào nguồn gốc nguyên liệu để thực hiện.
- Phân bón hữu cơ truyền thống
- Phân bón hữu cơ công nghiệp
Phân bón hữu cơ truyền thống
Các loại phân chuồng như phân gia súc, gia cầm, các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, phân xanh, phế phẩm các loại trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản,… hoặc than bùn sẽ là nguồn nguyên liệu để chế biến phân bón hữu cơ truyền thống.
Phân hữu cơ truyền thống được chế biến bằng các phương pháp kỹ thuật ủ hoai mục truyền thống, quá trình ủ phân tương đối mất thời gian. Tuy là phân hữu cơ nhưng loại phân truyền thống này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp tốn nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả bón phân thấp.
Nếu không ủ hoai mục mà sử dụng bón trực tiếp cho cây, hành động này có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là khi phân được lấy từ các nguồn rác thải nông nghiệp phân chuồng tươi mang mầm bệnh sẵn có.
Phân bón hữu cơ công nghiệp
Đây là loại phân hữu cơ được chế biến theo quy trình công nghiệp hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất hiện nay vào dây chuyền sản xuất để đảm bảo các mức dưỡng chất trong phân bón và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phân bón hữu cơ công nghiệp mang lại giá trị trong cánh tác cao hơn rất nhiều so với phân bón hữu cơ truyền thống.
Nguồn gốc chính là từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau. Gồm có phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ khoáng.
Tác dụng của phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp
Sử dụng phân bón hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích trong sản xuất nông nghiệp và đây cũng là loại phân bón đang được khuyến khích sử dụng nhất hiện nay. Dưới đây là những lợi ích từ phân bón hữu cơ.
- Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng (các dưỡng chất cần thiết N, P, K).
- Bón phân hữu cơ giúp cây trồng phát triển cân đối, bềnh vững và ổn định, tăng chất lượng nông sản.
- Đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng, bổ sung chất mùn cho đất, cân bằng vi sinh vật trong đất.
- Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng, bảo vệ cấu trúc đất.
- Phân bón hữu cơ có tác động rất tốt trong công việc cải tạo đất trồng, đặc biệt là đất cát và đất bị bạc màu.
- Hạn chế sâu bệnh hại tốt hơn phân bón hóa học.
- Phân hữu cơ dễ dàng bị phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
Máy Phân Bón An Việt là đơn vị chuyên tư vấn công nghệ sản xuất và tư vấn lắp đặt trọn gói dây chuyền phân bón sản xuất từ phân gà, bò, lợn, dê,… tiên tiến bậc nhất tại Việt Nam.